LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHỐNG CÔ VI (Covid – 19)?

Sức đề kháng là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tấn công của vi khuẩn có hại. Tăng cường sức đề kháng là một trong những cách giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại các virus gây bệnh. Vậy thế nào là sức đề kháng và cách hỗ trợ tăng đề kháng hiệu quả, bạn đã nắm rõ chưa? Hãy cùng Vua Nội Trợ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

tăng sức đề kháng - chống corona

I. Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng của cơ thể phòng và chống lại các tác nhân như: vi khuẩn, virus,.. xâm nhập vào cơ thể làm gây ra các bệnh lý. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh, giảm khả năng chống lại bệnh tật. Theo WHO, Tổ Chức Y Tế thế giới, các ca tử vong của Cô V thường là những người có sức đề kháng kém.

II. Tăng sức đề kháng bằng cách nào??

1. Tập thể dục thường xuyên

Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tập luyện thể thao mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và bộ não, gia tăng hiệu quả hoạt động sức đề kháng. Việc tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường oxy, máu đến các bộ phận khác của cơ thể, khiến tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Mỗi ngày bạn chỉ cần 30 phút tập luyện thể thao, cho cơ thể hít thở thật sâu, giải hết những luồng khí không tốt trong cơ thể, tái tạo một nguồn năng lượng mới.
Hoặc bạn chỉ cần tập những bài thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh, cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, cải thiện khả năng miễn dịch.

2. Bổ sung Vitamin C

Vitamin C là một trong những vitamin quan trọng nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Đặc biệt, vitamin C còn giúp cơ thể tạo ra Interferon – một loại protein ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bệnh, làm tăng chức năng miễn dịch…
Vitamin C có nhiều trong các loại quả có múi. Đáng kể đến như: cam, quýt, bưởi,… Ngoài ra còn có ở các loại trái cây như kiwi, ổi, dâu, hồng,… Các loại thực phẩm dễ tìm thấy xung quanh ta như ớt chuông, khoai tây, cải bẹ xoăn, măng tây,…

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin C tại đây >>Link<<

3. Bổ sung Vitamin D

Ngoài Vitamin C, để tăng cường sức đề kháng cần phải kể đến Vitamin D. Khi cơ thể thiếu Vitamin D, khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp. Vào mùa đông, do ánh sáng mặt trời ít dẫn đến việc thiếu Vitamin D tổng hợp tự nhiên. Là một trong những nguyên nhân dễ bị cảm cúm trong mùa này.
Bạn có thể tiếp thu Vitamin D bằng cách tắm nắng 15 phút mỗi ngày, bổ sung Vitamin D bằng các loại thực phẩm: cá, trứng, sữa,…. Hoặc bạn có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng hoặc dùng thuốc bổ.

4. Bổ sung kẽm

Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của tăng cường sức đề kháng. Rất cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật và làm vết thương mau lành. Ngoài ra, kẽm giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, góp phần cải thiện quá trình lắng đọng canxi trong xương.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn. Kể đến như: Thịt bò, tôm cua, thịt gà, sữa chua, hạnh nhân…hoặc ở Hàu cũng có hàm lượng kẽm rất cao.

5. Bổ sung khuẩn ruột (lợi khuẩn)

Khuẩn ruột (lợi khuẩn) khi vào hệ tiêu hoá sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách rất hiệu quả. Theo phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Tổng thư ký Chi hội Tiêu hoá Gan mật Dinh dưỡng Nhi Việt Nam, gần 70 – 80% các tế bào miễn dịch cư trú tại đường ruột. Nơi đây còn chứa 100.000 tỷ vi khuẩn, gấp 10 lần số tế bào trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn trong sữa chua giúp tăng số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch; tạo màng chắn ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả.
Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn trực tiếp cho cơ thể bằng các thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, kim chi, dưa muối. Lợi khuẩn sẽ được nuôi sống, phát triển tốt khi có nguồn thức ăn dồi dào là các chất xơ tiêu hóa hòa tan. Ăn nhiều rau quả không chỉ giúp lợi khuẩn hoạt động hiệu quả hơn mà còn có thể ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh. Thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như rau diếp, hành tây, măng tây, atiso, tỏi, đậu nành, đậu hũ, ngũ cốc, yến mạch, lúa mì…

Hi vọng sưu tầm trên cung cấp cho bạn thêm thông tin để tăng cường đề kháng, trong mùa bệnh dịch.

Nguồn: Sưu tầm

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/kem-giup-tang-de-khang-cua-co-the-voi-chung-cum-n43832.html

https://vinid.net/tin-tong-hop/9-cach-tang-suc-de-khang-cho-co-the-ngu-du-giac-tap-the-duc/

https://vinid.net/tin-tong-hop/cach-tang-suc-de-khang-cho-tre-bao-ve-tre-khoi-nhieu-loai-dich-benh/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/loan-khuan-duong-ruot-nguyen-nhan-hang-dau-gay-roi-loan-tieu-hoa-o-tre/

Leave a reply